CHỐNG NẮNG VÀ UNG THƯ DA
CHỐNG NẮNG VÀ UNG THƯ DA
Vì sao lại bị ung thư da? Vì sao ánh nắng có thể khiến con người bị ung thư? Ánh nắng tác động thế nào đến da? Vì sao ung thư lại phổ biến ở các quốc gia phát triển như Úc? Cần làm gì để tránh tình trạng ung thư da?
Thật ra thì tỉ lệ người mắc ung thư da ở Việt Nam cũng không hề cao, phải nói là khá ít: khoảng 2,9-4,5/100.000 dân. So với các nước phát triển và đặc biệt so với quốc gia có tỉ lệ ung thư cao nhất thế giới là Úc: 468/100.000 dân (gấp ~120 lần ) thì Việt Nam là quốc gia ít mắc ung thư. Vậy vì sao Úc lại có tỉ lệ ung thư da cao khủng khiếp tới vậy?
Sự thật là các nghiên cứu khoa học cho thấy tỉ lệ ung thư da ở các nước phát triển cao hơn nhiều lần so với các quốc gia còn lại! Lí do thật sự mà các nước phát triển mắc ung thư da cao là do tổ hợp rất nhiều nguyên nhân sau đây cộng hưởng lại nha!
Nguyên nhân chính và quan trọng nhất là do người da trắng thiếu hắc tố (Melanin) trong da. Hắc tố này thường có màu đen hoặc nâu, có nhiều ở người da màu, còn da trắng thì không (that’s why they're White people baby). Hắc tố (Melanin) có tác dụng chống lại đến 99% lượng UV đi vào cơ thể, và do đó giảm khả năng ung thư da một cách đáng kể. Còn người da trắng do thiếu hắc tố nên khả năng bị nhiễm tia UV cao hơn rất nhiều.
Thói quen tắm nắng, phơi da : việc phơi nhiễm với ánh nắng và UV quá lâu và quá nhiều thì đương nhiên cũng có ảnh hưởng về lâu về dài. Khi tuổi già ập tới thì họ cũng có khả năng mắc ung thư da cao hơn.
Tầng Ozon mỏng hoặc bị thủng tầng Ozon: các quốc gia phát triển thường nằm ở vùng ôn đới và hàn đới, vốn ở vị trí địa lí này thì tầng ozon mỏng hơn nhiều so với khu vực nhiệt đới (Việt Nam nè). Đặc biệt ở gần về vùng Nam cực, tầng ozon còn bị lủng nữa. Điều này ảnh hướng mạnh mẽ lên Úc và New Zealand do ở gần vùng Nam cực nên tỉ lệ mắc ung thư da ở 2 nước này cao nhất TG.
Với tất cả những lí do trên thì Việt Nam may mắn không trúng cái nào nên tỉ lệ ung thư da cũng thấp. Nên mấy bà bớt tự ti về da bánh mật, da nâu đồ đi. Đó là da bà đang khoẻ mạnh và chống UV tốt hơn bất kì cái làn da trắng nào đó
Nhưng, có được chủ quan không? Với dân số 99.730.368 người vào ngày 17/07/2023 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc.
Quick Math: giả bộ tỉ lệ mắc ung thư là 4/100.000 dân (tỉ lệ thực: 2,9-4,5/100.000 dân) tức là với 100.000 người sẽ có 4 người ung thư da. Vậy với 99.730.368 (~100.000.000) người thì số người sẽ mắc ung thư da là ~ 4000 người.
Mọi người có dám chắc trong 4000 người đó ung thư nó sẽ né mọi người ra không? Cẩn thận vẫn hơn nha cả nhà! Vì một tương lai về già không bị ung thư da ạ! Nhưng mà thật ra trong nhưng năm tới thì tỉ lệ ung thư da ở Việt Nam có thể tăng do bây giờ tầng ozon cũng không được dày như hồi xưa mà mọi người ra đường còn ỷ y, tự tin quá vào lớp kem chống nắng mà không thèm che chắn á. Biết là cơ thể có những cơ chế chống nắng tự nhiên, nhưng mà cứ ỷ y là cũng chưa chắc đâu đó.
Khi bôi kem chống nắng 1 lần trên da thì hiệu quả chống nắng SPF chỉ bằng 3.2 và sót 20% trên cơ thể chưa được che phủ tốt. Khi bôi lại lần 2 thì SPF tăng lên 8.6 và chỉ còn sót 9% da chưa được che phủ (thí nghiệm này xem xét bôi chống nắng trên toàn cơ thể). Chứng tỏ là khi bôi kem chống nắng 2 lần thì hiệu quả chống nắng và tỉ lệ che phủ của kem chống nắng sẽ cao hơn.
Như vậy nói chung thật ra tỉ lệ ung thư da ở Việt Nam cũng không ở mức báo động, tuy nhiên việc hiện tại có khá nhiều người đang ỷ y vào kem chống nắng, hoặc không tin rằng ung thư da sẽ tìm tới gõ cửa nhà mình. Nhớ là không được lơ là việc chống nắng, có thể che chắn cơ thể đầy đủ thì không bôi body cũng được, nhưng mặt là nên nhớ bôi. Đặc biệt là bôi đúng cách, nhớ re-apply để đảm bảo chỉ số chống nắng nha cả nhà